Lợi Ích Của Âm Nhạc Với Trẻ Em Và Mối Quan Hệ Trong Gia Đình

Âm nhạc không chỉ giúp kích thích trí thông minh khi bé còn ở trong bụng mẹ mà còn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, thể chất và cảm xúc của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng  âm nhạc người mẹ nghe được trong khi mang thai có khả năng khiến em bé trong bụng cảm thấy thoải mái và dễ chịu.  Và sau này, bất cứ khi nào đứa trẻ được nghe lại loại âm nhạc ấy, tâm trạng trẻ sẽ thư giãn và vui vẻ hơn. Nói cách khác, âm nhạc chính là nhân tố làm nên một phần con người bạn ngày hôm nay.



Đặc biệt, âm nhạc cũng có tác dụng giúp rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình, đồng thời giúp các thành viên gắn bó, thấu hiểu và dễ dàng giao tiếp với nhau hơn.
Dưới đây là những lợi ích của âm nhạc với trẻ nhỏ và với mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
  • Âm nhạc giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ:
Trí tưởng tượng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ích rất nhiều cho trẻ cả trong cuộc sống hiện tại và tương lai khi trưởng thành. Khi bạn cho trẻ nghe một bài nhạc liên quan đến một chủ đề quen thuộc hay đàn bài hát liên quan đến những màu sắc, con vật hay món ăn ưa thích, các bé sẽ bắt đầu có hình dung mới về những đồ vật quen thuộc. Nhờ vậy, trí trưởng tượng của bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Âm nhạc giúp phát triển kĩ năng vận động:
Con người đều có nhịp sống nhất định. Trái tim chúng ta đập theo quy luật, chúng ta hít thở đều và thậm chí chúng ta cũng có nhịp điệu trong giao tiếp. Đó là lí do tại sao trẻ em thường phối hợp các hoạt động thể chất như lắc lư, nhún nhảy và la hét khi nghe nhạc. Đặc biệt, những trẻ có học nhạc cụ cũng rèn luyện được sự khéo léo, linh hoạt cho các ngón tay và biết cách kết hợp hoạt động tay chân. Những điều này giúp bé rất nhiều trong việc phát triển kĩ năng vận động và phối hợp các bộ phận trên cơ thể.
  • Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhận thức cá nhân:


Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng học được rất nhiều về mục đích sống, những cảm xúc cá nhân và cảm nhận thế giới xung quanh thông qua âm nhạc. Những nền văn hóa khác nhau thường mang bản sắc quốc gia vào âm nhạc của mình, và khi nghe và học nhạc, trẻ em cũng được tiếp cận với những bản sắc văn hóa đa dạng đó. Sự tiếp nhận này sẽ là cơ sở giúp các bé dần xác định và hình thành được cái tôi cá nhân từ khi còn rất nhỏ.
  • Âm nhạc làm giảm căng thẳng:
Mọi người đều có cảm giác thư giãn khi nghe hoặc chơi nhạc. Cảm xúc từ những bài hát sẽ truyền đến người nghe, bình ổn lại nhịp tim và giảm bớt căng thẳng trong cơ thể con người. Đồng thời, khi nghe nhạc, não người tiết ra Endorphin – một loại Hormone giảm đau tự nhiên – khiến bé có cảm giác hạnh phúc, phấn khởi và bình tĩnh hơn.
  • Âm nhạc tốt cho sức khỏe của trẻ:
Không phải ngẫu nhiên mà âm nhạc lại trở thành một “trợ lí” hữu dụng cho các bài tập Yoga và Fitness. Nếu bạn đang có con ở độ tuổi mầm non hoặc cấp 1, bạn sẽ phải công nhận rằng âm nhạc luôn khiến trẻ em chuyển động: các bé sẽ lắc lư, nhảy nhót, gật đầu, thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt và hoạt động cùng âm nhạc. Tất cả những hoạt động này có tác dụng giống như các bài tập thể dục hữu ích cho sức khỏe mà lại cực kì đơn giãn
  • Âm nhạc giúp cải thiện các kĩ năng xã hội của trẻ:
Khi một bài hát bắt đầu, trẻ biết được rằng mình có thể gây ấn tượng với ông bà, cha mẹ và bạn bè bằng các hát theo bài hát đó. Và những đứa trẻ được học nhạc thường cảm thấy thoải mái và tự tin khi tương tác với mọi người bởi âm nhạc đã trở thành thế mạnh của các bé và là điều mà bé cảm thấy tự hào.
Âm nhạc cũng giúp bé phát triển kĩ năng xã hội và cải thiện kĩ năng giao tiếp. Những hoạt động liên quan đến âm nhạc thường đều cần giao tiếp với người khác: khiêu vũ cần bạn nhảy, diễn tấu cần sự phối hợp, hay đơn giản bé cũng phải vỗ tay với bạn khi hát bài hát tập thể.  Những hành vi tương tác từ khi còn rất nhỏ như thế này là bước đệm căn bản để xây dựng sự tự tin cho trẻ, nhất là với những bé nhút nhát.
  • Âm nhạc giúp tăng cường mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình:
Âm nhạc gắn bó với các thành viên trong gia đình từ khi trẻ sinh ra đời: mẹ và bà hát ru bé ngủ, cả nhà hát bài “Chúc mừng sinh nhật” vào sinh nhật mỗi người… Từ đó, âm nhạc đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong việc liên kết các thành viên trong gia đình. Thông qua âm nhạc, cha mẹ có thể học và hiểu, sau đó linh động “gu” nhạc của mình để phù hợp với con hơn. Phụ huynh cũng có thể nắm bắt được sở thích của các bé, ứng biến tốt hơn với trào lưu ngôn ngữ mà giới trẻ hay dùng. Các bé có thể học được cách biểu đạt được tình yêu thương hoặc lòng kính trọng, ngưỡng mộ với các thành viên khác trong gia đình. Thông qua âm nhạc, ông bà có thể vượt qua khoảng cách thế hệ để giao tiếp với các cháu và ngược lại, các bé cũng sẽ biết cách nói chuyện gần gũi nhưng vẫn tôn trọng với người lớn tuổi.


Âm nhạc là ngọn nguồn của cảm xúc, là cầu nối của sự hiểu biết và là sức mạnh để kết nối các thế hệ. Âm nhạc có thể khiến mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình càng thêm vững mạnh. Trẻ em có thể bày tỏ tình cảm với ông bà bằng cách đàn một bài hát qua điện thoại. Cha mẹ có thể cho trẻ biết mình yêu thương các bé đến mức nào bằng cách vỗ tay khi nghe bé trình diễn, và anh chị em có thể gắn bó với nhau hơn khi cùng nắm tay hát chung cho gia đình nghe. Âm nhạc là chìa khóa để phát triển thể chất, tinh thần, cảm xúc, và trên tất cả, âm nhạc là chìa khóa để phát triển một con người hoàn chỉnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CA KHÚC NHẠC THIẾU NHI BẤT HỦ DÀNH CHO AI YÊU MẾN NGHE NHẠC TRẺ EM

Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc có lợi ích gì?